- Thái Linh
- Xuất bản ngày 22/05/2023

Thông báo được gửi về từ Google Search Console
Khi bạn mới xác minh website trên công cụ Google Search Console thì bạn sẽ thường xuyên thấy những tin nhắn về những vấn đề gì đó liên quan đến website trong mục quản trị GSC. Và bạn cũng thường xuyên nhận được Email từ GSC về các vấn đề đã phát hiện được trên website của bạn. Các bạn đừng quá hoảng sợ với những tin nhắn đó vì không phải khi nào cũng là thông báo lỗi, nhiều khi chỉ là tin nhắn gợi ý cho các bạn quản trị viên nên làm gì để cho website hoạt động tốt hơn mà thôi. Vậy thì trong bài viết hôm này thì Thái Linh sẽ giúp các bạn tìm hiểu những: Thông điệp, các trạng thái website thường gặp phải trong GSC.
Tin nhắn của GSC bắt nguồn từ đâu?
Mục đích giúp cho website luôn hoạt động tốt, mang lại được trải nghiệm tốt nhất và an toàn nhất cho người dùng thì Google đã ra mắt công cụ Google Search Console (GSC) nhằm thông báo đến tình trạng website cho quản trị viên và đề xuất các phương pháp xử lý những tình trạng đó. Bên cạnh đó thì có những tin nhắn gợi ý để giúp cho quản trị viên có thể đưa ra những quyết định tốt hơn cho website của mình hiện tại, lâu dài. Càng ngày GSC có nhiều tính năng hơn nên sẽ có nhiều thông báo hơn đến quản trị website.
Vậy những tin nhắn đó mang lại thông điệp gì?
Cho đến thời điểm hiện tại thì những tin nhắn mà bạn thấy trong công cụ GSC sẽ liên quan đến 3 vấn đề chính đó là:
– Tình trạng của một website
– Những lỗi xảy ra trên các thiết bị điện thoại
– Các yếu tố liên quan đến sản phẩm
Những trạng thái thường gặp và liên quan của một trang web

Thông báo được gửi về từ Google Search Console
Phản hồi của máy chủ, thường là vấn đề hay được đề cập đến (200 là không sao). Một số lỗi có thẩy xảy ra với trang web của bạn như sau:
Server error (5xx) hay Lỗi máy chủ (5xx): Lỗi này thường xuyên xuất hiện với các vấn đề khác nhau như (Máy chủ tạm thời không hoạt động, quá tải, thời gian phản hồi quá lâu hoặc máy chủ cấu hình không đúng). Thì đối với lỗi này các bạn chỉ cần liên hệ với bên cung cấp Hosting thì họ sẽ xử lý giúp bạn nhé.
Submitted URL not found (404): Đây là lỗi URL không tồn tại trên website của bạn nữa. Lỗi này là do có những URL nào đó đã bị xóa trên website, hoặc được sinh ra một cách tự động bởi các Plugin nào đó. Nếu mà một website có nhiều URL như vậy thì bạn nên kiểm tra lại vấn đề trên website, hoặc bạn không phải là người thiết kế web thì bạn có thể liên hệ với bên thiết kế. Bạn là một người làm SEO web thì bạn không nên đề người dùng truy cập vào những URL như vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và Google nói chung sẽ đánh giá thấp trang web đó vì thế mà bạn nên sử dụng phương pháp chuyển hướng 301 cho URL đó.
Bài viết bạn nên xem: Cách xếp thứ hạng website từ Google
Submitted URL seems to report soft 404 errors: Trang web đó không được tải nhưng máy chủ vẫn không thông báo lỗi 404. Đây là một lỗi gây trở ngại cho người dùng khi họ cần tìm kiếm một trang nhất định nào đó mà lại không có phản hồi gì cả từ máy chủ. Đối với lỗi này thì nên cấu hình lại trang web và thông báo lỗi 404 đến cho khách hàng.
Page indexed, but blocked by robots.txt file: Đây là lỗi Trang đã được lập chỉ mục, nhưng lại bị chặn bởi file Robot.txt. Mặc dù bạn không đặt thuộc tính là Noindex cho trang web đó nhưng lại bị chặn trong File Robot.txt. Đối với trường hợp này thì bạn nên kiểm tra lại file robot xem đang chặn URL nào và có đánh giá lại xem là URL đó có nên để chế độ Noindex hay là không? Nếu muốn lập chỉ mục thì bạn xóa URL đó trong file Robot đi là xong.
Submitted URL has crawl issue (Lỗi thu thập dữ liệu): Để xác định lỗi này thì các bạn kiểm tra bằng công cụ URL trong GSC thì lúc này sẽ có những thông báo lỗi trong đó và đề xuất xử lý lỗi.
Tình trạng trên thiết bị di động
Bây giờ là năm 2022 rồi, hầu như ai cũng có điện thoại để lướt web, do đó Google nói chung quan tâm hay chú trọng đến vấn đề hiển thị của trang web đó trên các thiết bị di động và ipad. Nếu như mà bạn thấy có tin nhắn từ GSC về vấn đề hiển thị của trang web trên di động thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của nhà phát triển hoặc quản trị viên của trang web.
Dưới đây là những lỗi thường gặp của trang web khi hiển thị trên các thiết bị di động:
Chữ quá nhỏ: Chữ trong trang web của bạn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến thị giác của người đọc. Đối với lỗi này thì bạn chỉ cần cho cỡ chữ to lên và sau đó vào thông báo đã xử lý trong GSC là được.
Các yếu tốt nhấp vào trên trang web quá sát nhau: Máy tính có màn hình rộng nên khi nhấp vào một cái gì đó trong trang web thì rất là dễ, nhưng đối với các thiết bị di động là do màn hình nhỏ nên khi nhấp vào cái gì đó trên trang web sẽ khó hơn. Vì thế mà những yếu tốt để cho người đọc nhấp vào cần thay đổi lại khoảng cách lớn hơn cho dễ nhấp hơn.
Nội dung rộng hơn chiều rộng màn hình: Nội dung của trang web đó bị tràn ra ngoài tầm nhìn của màn hình, nên khi người đọc muốn xem thì phải kéo vị trí đó vào trong màn hình mới đọc được vì thế sẽ có lỗi này trong GSC.
=> Vì thế khi thiết kế hoặc thuê dịch vụ thiết kế web thì các bạn cần phải quan tâm đến vấn đề hiển thị nội dung website trên di động để cho người đọc dễ đọc hơn và thao tác hơn trên màn hình.
Các vấn đề khác liên quan
Các thông điệp liên quan đến sản phẩm và được gửi bởi SC thường đề cập đến:
Missing Elements “…”: Thẻ bị thiếu từ đề xuất của Google
Incorrect Price Format: Giá cả viết chưa được chính xác
Not Defined “Offers”, “Review” Or “Aggregaterating” Services”: Chưa xác định được rõ các yếu tố như: Các ưu đãi, Đánh giá từ các dịch vụ.
Khi thấy các tin nhắn đến từ GSC thì các bạn không tin tưởng hoàn toàn vì không phải tin nhắn nào cũng báo lỗi. Các thông báo này được bộ máy của Google xử lý một cách tự động, không được kiểm duyệt qua con người nên không phải khi nào cũng đúng hết. Do đó mà khi đọc một tin nhắn thì chúng ta phải kiểm tra xem là tin gì rồi mới tìm hiểu đến nguyên nhân và xử lý nó.
Tham khảo thêm nhiều bài viết về SEO: https://giupbanhocnghe.com/category/mon-hoc-seo-web/