Chuyển tới nội dung

External link khái niệm này chúng ta có thể đã nghe về nó, nhưng hôm nay các bạn sẽ được hiểu rõ hơn về External link là gì ? , External link mang lại cho chúng ta một sức mạnh đáng ngờ và độ hiệu quả rất cao, các SEOer hiện này đang rất ưa chuộng sử dụng External link để tăng thứ hạng tìm kiếm website trên công cụ tìm kiếm.

Giới thiệu sơ qua ở trên chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết external link là gì , cần lưu ý gì khi đặt external link ? cùng đồng hành với Trung tâm đào tạo seo Thái Linh bài viết sau đây nhé.

External link là gì ?

External link còn có rất nhiều tên gọi khác (outbound links, link out, liên kết ngoài) đây được gọi là một dạng liên kết ra ngoài trang web của bạn, tôi ví dụ nhé đây chính là cách chúng ta liên kết website của mình trỏ sang website khác hoặc một tài nguyên khác trên internet thông qua các bài viết.

Một định dạng về source code external link: “Link Anchor Text”

Trong đó

  • https://www.external-domain.com/: url của trang website đích bên ngoài mà bạn muốn trỏ đến
  • Link Anchor Text: Là một đoạn văn bản hoặc đa phương tiện.. chúng ta thường sẽ sử dụng để đặt link trong đó

External Link là gì ?

Phân biệt 3 loại External link , internal link và Backlink

Tôi chắc hẳn ngoài External link, các bạn cũng nghe tới khái niệm đến Internal link và Backlink (inbound link) – 3 khái niệm này là những yếu tố không nhỏ cho website chúng ta trở nên rất đang tin cậy trong những công cụ tìm kiếm. Để mà nói thì nó không quá hoàn hảo , mỗi loại đều sẽ có ưu, nhược điểm riêng và nếu chúng ta sử dụng phù hợp sẽ khẳng định được uy tín, chất lượng website của bạn trong công cụ tìm kiếm.

Để sử dụng tốt chúng ta phải hiểu rõ về 3 loại link này theo một chiến lược tốt nhất đây chính là bước đột phá giúp chúng ta có thứ hạng website tăng cao và lâu dài.

Sau đây là cách Trung tâm đào tạo seo Thái Linh đã ứng dụng và phân biệt 3 loại link này.

Điểm giống nhau:

 – Để ý qua thì chúng ta sẽ thấy đường dẫn đều cần Anchor text để neo url, điều này sẽ giúp người dùng click vào dễ hơn, chúng ta sẽ theo dõi được họ đọc cái gì khi click chuột vào anchortext đấy.

– Một lưu ý đặt link cần phải đảm bảo mang lại lợi ích cho người đọc và đúng ngữ cảnh

Điểm khác nhau:

– External link: Link out trỏ từ website của mình đi đến website khác

Cần tối ưu kiểm soát số lượng và chất lượng của Outbound link, tránh Outbound link quá nhiều

– Internal link: Link nội bộ các webpage trong cùng một website với nhau

Ví dụ: link từ trang “A” đến trang “B”   trong website của bạn

Không giới hạn số lượng internal link trong một webpage

– Backlink: Link từ một website khác về website của mình

Cần ít nhất 3 backlink tốt cùng chủ đề trang website của mình, để tăng độ uy tín của web tốt nhất.

Có thể bị kẻ xấu spam backlink rác tới website của mình

Outbound link và 3 lợi ích quan trọng

Outbound link tạo ra cho chúng ta một phần ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng, sự uy tín của website một cách trực tiếp, Outbound link có thể nói là một trong những phần quan trọng giúp đánh giá thứ hạng website tăng nhanh trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

– Cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng

Nhiều người cho rằng việc đặt link trong bài viết mình tới trang web khác là xấu bởi vì sẽ mất đi điểm uy tín của website nhưng không phải vậy , việc bạn đạt link trong bài viết đến một bài khác trong website khác có uy tín và có những nội dung hay làm thu hút người đọc cũng như việc cung cấp thêm cho người đọc một kiến thức mới ở khía cạnh góp phần củng cố thêm về luận điểm trong bài viết của bạn đưa ra. Việc này sẽ giúp ích cho người đọc có một trả nghiệm tốt trên trang của bạn.

– Tạo sự uy tín đối với người dùng

Việc các bạn tạo một link out trong bài viết giúp cung cấp thêm thông tin tham khảo cho người đọc rất giúp ích và cần thiết. Người dùng sẽ cảm giác website của bạn đang cung cấp thông tin một cách chính xác và đáng tin cậy. Khả năng người dùng sẽ quay lại website của bạn rất là cao.

– Góp phần nâng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm

External link quan trọng như nào trong SEO ?

Các SEOers hàng đầu hiện này vẫn đang tin rằng external link là một thứ quan trọng giúp cho website chúng ta có một thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm.

Có 2 lý do chính sau đây:

External link giúp chúng ta thể hiện mức độ phổ biến của page

Người try cập ( traffic ) là một thứ khá “hỗn độn” gây khó cho các công cụ tìm kiếm đo lường được chính xác. Và external link lại là một chỉ số ổn định và dễ kiểm soát đo lường hơn.

Bình thường thì số liệu thống kế traffic được ẩn đi trong nhật ký của máy chủ riêng. Với sự khác biệt đó External link lại được hiển thị công khai và dễ lưu trữ.

Có thể nói vì lý do này mà external link được coi là một số liệu tuyệt vời để xác minh mức độ phổ biến của page. Đi kèm đó, bạn cũng có thể kết hợp chỉ số này với những chỉ số liên quan khác (vd như pagerank chẳng hạn..). Việc này có thể làm website cuảt bạn nhanh chóng xuất hiện trên kết quả truy vấn của người tìm kiếm.

Liên kết ngoài cung cấp nội dung có tính liên quan

Bạn cần ghi nhớ: Những nội dung không liên quan tới bài viết, không nên liên kết đến nó. Hoặc bạn đang cố tình vì mục đích khác.

Chính vì điều này, khi các bạn trỏ link đến trang liên quan. Cũng chính là bạn đang góp một phần quan trọng tạo ra một cộng đồng cung cấp kiến thức mang lại giá trị vô cùng tốt trên internet.

Tôi lấy một ví dụ bài viết của tôi đang đề cấp tới “External link – liên kết ngoài” liên quan tới SEO nhưng tôi lại đặt outbound link trỏ về bài viết về ” Thế giới động vật” vậy thì external link của tôi chẳng mang chút lợi ích nào mà còn giảm độ uy tín của website.

Điều các bạn nên làm ở đây là liên kết đến những bài viết chất lượng cung cấp thêm giá trị liên quan tới bài viết “external link” một cách tốt nhất.

Nhưng bạn cần cẩn thận sáng suốt trong việc sử dụng External Links

  • Có những liên kết bạn không kiểm soát được dễ dàng. Chẳng hạn như liên kết do người dùng tạo ra trong quá trình tương tác trên website – Blog comment.
  • Các liên kết đến nội dung đã được chả phí quảng cáo.

 

Kiểm soát tốt External link trên blog comment

Khi các bạn cho phép độc giả thoải mái chèn hàng chục hoặc có thể số lượng link lớn hơn vào trang web của mình là sai lầm. Nó sẽ biến trang website của mình thành 1 trang “link farm” ai cũng có thể backlink về website của họ. Đương nhiên điều này sẽ làm Google chú ý đến bạn. Nếu không xử lý tốt thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị dính án phạt của google.

Bạn cho phép người dùng để lại bình luận (blog comment) chèn link được trên website của bạn. Bạn cũng nên kiểm duyệt thật kỹ đảm bảo tránh việc link dạng spam.

Ví dụ: Tôi cho người đọc có thể để lại URL khác của họ trong phần khai báo thông tin tài khoản. Không may họ spam, chèn url website, chắc chắn tôi sẽ liệt nó vào spam hoặc trash rồi phải không nào?.

Hạn chế trỏ link tới các trang trả tiền quảng cáo

Khi các bạn trỏ link đến các trang quảng cáo, điều này làm cho người dùng cảm thấy phiền nhiễu. Hãy thử đặt mình vào vị trí người dùng.

Người dùng sẽ biết bạn trỏ link tới trang này nhằm mục đích quảng cáo. Và họ sẽ có xu hướng tắt ngay trang ấy đi vì chỉ thấy quảng cáo xung quanh không có một thông tin hữu ích nào.

Các Website sẽ khoá những external link đó ngay. Bạn Thì Sao?

Bạn cần thêm thuộc tính rel =”nofollow” vào tất cả external link trong 2 trường hợp đã kể trên. Khi bạn thêm nofollow sẽ đảm bảo rằng website các bạn sẽ không truyền đi sức mạnh của website tới những trang web khác làm giúp giảm tỷ lệ spam.

Với những đường link có chứa nội dụng quảng cáo. Hãy gợi ý rõ ràng hơn với người dùng. Điều đó sẽ làm độc giả hiểu và khi họ muốn click bào quảng cáo, họ sẽ làm. Điều quan trọng hơn hết, họ đã biết được trong đó là một thông tin quảng cáo.

Liên kết link đến trang liên quan, chất lượng giảm tối đa Google phạt

Những External Link tốt đó chính là những liên kết đến những trang có nội dung liên quan với web của bạn, cung cấp thêm những thông tin để làm sáng tỏ nội dung về chủ đề của bạn. (Bạn cũng có thể để dofollow trong những dạng này).

Bạn cần ghi nhớ, khi các bạn liên kết tới các trang web spam và những trang “link farm” thì bạn mới có thể bị phát (hoặc giảm độ uy tín của website bạn).

Tôi khuyên bạn đừng bao giờ link đến trang web có nội dung không tốt. Đây là những trang web mà nội dung khách hàng không muốn đọc. Thật khó hiệu khi bạn làm vậy ngay cả khi bạn không bận tâm đến thuật toán xếp hạng của Google.

Không may khách hàng bạn click vào một đường dẫn trên web của bạn và dẫn đến một trang web spam không tốt. Họ sẽ ghi nhớ chính bạn gửi cho họ cái link spam này. Và điều này sẽ gây ấn tượng xấu về bạn.

Link out ra các trang đáng tin cậy để bảo vệ PBN

Có những cách giúp bạn bảo vệ PBN cũng như hệ thống vệ tinh đó là dùng link out ra ngoài tới các trang uy tín cao

Xây dựng mối quan hệ & tăng Traffic

Đa số quản trị web thường sử dụng liên kết bên ngoài để kết nối, tạo cho web những mối quan hệ tới web khác trong cùng chủ đề lĩnh vực, Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy điều này tràn lan. Các blogger rất thích và thường xuyên sử dụng. Và chính vì điều đó ngày càng có nhiều website khác liên kết đến website của họ, nhờ đó tăng view cho website một cách tự nhiên.

Bạn đi liên kết đến một trang web, họ sẽ thấy website của bạn đang trong list liên kết của google search consolehoặc thông qua Ahrefs. Nhờ vậy, bạn đã dễ dàng tạo dựng mối quan hệ, phát triển với họ lâu dài.

Ngoài việc sáng suốt cẩn thận trong external links bạn cũng cần lưu ý thêm:

8 loại link cần tránh khi sử dụng external link

  • Liên kết đến một trang chính thức của chủ đề bài viết là điều tốt , những ạn cần tránh external link tới:
  • Những website lặp lại thông tin đã có trong bài viết.
  • Trang web lừa dối người đọc bằng những tài liệu chưa được kiểm chứng hoặc xác thực và không thể kiểm chúng.
  • Các website chứa tập tin độc hại , phần mềm độc hại , Đáng kể nhất là các web dùng nội dung bất hợp pháp.
  • Liên kết nhằm vào quảng bá một website. Ví dụ như những trang web gây quỹ cộng đồng, kiến nghị trực tuyến.
  • Những website chú yếu dùng để bán sản phẩm riêng lẻ hoặc dịch vụ cho những website có số lượng quảng cáo lớn. Ví dụ: bài viết về điện thoại di động chúng ta không nên liên kết đến những trang web chỉ quảng cáo các sản phẩm dịch vụ của điện thoại di động.
  • Các website yêu cầu chúng ta thanh toán hoặc kêu gọi đăng ký để xem nội dung có liên quan.
  • Những web không thể truy cập được với số lượng người dùng đa dạng. Ví dụ như những trang web chỉ cho phép hoạt động với một trnhf duyệt cụ thể hoặc có thể chỉ sử dụng được một số quốc gia cụ thể.
  • Các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, instagram , Twitter, các diễn đàn hay là những nhóm thảo luận như Yahoo!…
  • Blog cá nhân nổi tiếng cũng được tôi cho vào danh sách này.
  • Những trang web có nội dung gián tiếp đến chủ đề bài viết. Không tác động trực tiếp đến chủ đề bài viết chúng ta không nên External link. Không nên kết đến những website có quá nhiều chủ đề khác nhau.
  • Danh sách các links tới nhà cung cấp hay khách hàng, nhà sản xuất.

Kết luận
Sau bài viết này tôi mong các bạn hiểu về external link là gì 
Những ưu điểm và nhược điểm về external link tôi đã truyền tải qua bài viết này và bạn cũng hiểu được bản chất của nó được phần nào external link hay tên gọi khác là outbound link, mọi thứ tôi đã chia sẻ cho bạn. Bây giờ, mọi việc về vấn đề có sử dụng outbound link không thì là tuỳ vào bạn.
Tôi có một lời khuyên cho bạn rằng:
Hãy cố gắng kiểm tra external link vào trang web của mình một cách cẩn thận nhất. Bạn sẽ thực sự bất ngờ trước những thứ mà nó mang đến. Và website của bạn được hoàn chỉnh cải thiện hơn vì điều này.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

 

bình Luận Facebook

×

Xác Thực Tài Khoản

Đăng nhập thành công. Đang chuyển hướng ...
Mã Pin bị sai. Xin hãy nhập lại!